1.Cảm biến áp suất lốp xe là gì?
Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System, viết tắt là TPMS) là một thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe. Thông thường, 1 bộ cảm biến áp suất lốp ô tô sẽ có 4 cảm biến lắp ở 4 lốp và 1 màn hình hiển thị.
Trên màn hình hiển thị sẽ có đầy đủ thông tin về áp suất, nhiệt độ của từng lốp. Khi áp suất trong lốp thay đổi đột ngột hoặc cao/thấp hơn so với mức cài đặt sẵn, cảm biến sẽ thông báo cho tài xế thông qua tín hiệu âm thanh, hình ảnh.
Dựa theo vị trí lắp đặt, người ta chia cảm biến áp suất lốp thành 2 loại chính là: Cảm biến áp suất lốp gắn trong và cảm biến áp suất lốp gắn ngoài.
- Cảm biến áp suất lốp gắn trong: Là loại có đầu cảm biến gắn bên trong lốp xe, van cảm biến thay cho van của lốp xe ban đầu.
- Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài: Là loại có đầu cảm biến gắn vào đầu van của bánh xe.
Những lợi ích khi gắn cảm biến áp suất lốp xe:
Hạn chế tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn cho người sử dụng ô tô
Áp suất bên trong bánh xe là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà tài xế cần phải theo dõi thường xuyên. Nếu áp suất không đảm bảo, bánh xe sẽ bị quá mềm (non hơi, thiếu hơi) hoặc quá căng. Trong trường hợp này, bánh xe có thể phát nổ và gây tai nạn bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh đó, áp suất ở mức không phù hợp còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành và sự ổn định của xe, làm tăng tiêu hao nhiên liệu và khiến người lái cảm thấy không thoái mải.
Cách tốt nhất để theo dõi áp suất bánh xe ô tô là sử dụng cảm biến áp suất lốp. Với thiết bị này, bạn có thể theo dõi áp suất bên trong bánh xe thường xuyên, kịp thời phát hiện ra những bất thường, có điều chỉnh phù hợp (ví dụ tháo bớt hơi khi bánh quá căng, bơm hơi lốp ô tô khi bánh quá non), từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn.
Giúp kéo dài tuổi thọ của lốp xe
Bánh xe quá căng hoặc quá non không chỉ gây mất an toàn mà còn làm giảm tuổi thọ của lốp, khiến lốp dễ bị nứt, mòn, biến dạng. Bằng cách sử dụng cảm biến áp suất lốp, bạn có thể hạn chế được những tình trạng này, giúp lốp bền hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí sửa chữa.
Tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa
Khi xe ô tô của bạn không được trang bị cảm biến áp suất lốp, khi bơm lốp quá căng hoặc lốp quá non khiến cho áp suất lốp thấp, vô tình làm tăng ma sát mặt đường dẫn đến tình trạng dẫn đến tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
Ngược lại, khi bạn lắp cảm biến áp suất lốp cho xe ô tô, nó sẽ giúp bạn theo dõi và giữ tình trạng áp suất lốp luôn trong tình trạng tiêu chuẩn, nên nó có thể tiết kiệm từ 2 đến 3% xăng so với lốp non hơi.
2.Cảm biến áp suất lốp xe gắn trong
Cảm biến áp suất lốp van trong là thiết bị có đầu cảm biến được gắn vào phía trong lốp xe, thay cho van lốp xe ban đầu.
Ưu điểm:
- Cảm biến được lắp bên trong nên đảm bảo độ an toàn chính xác, không lo bị mất trộm.
- Giữ gìn tính thẩm mỹ y như ban đầu của xe ô tô.
- Có thể thay van khi bị hư hỏng hoặc hết pin.
- Có thể đảo lốp mà không cần tháo van cảm biến.
Nhược điểm:
- Lắp đặt phức tạp, nên mang xe đến những trung tâm.
- Cần có dụng cụ chuyên dụng và thợ tay nghề kỹ thuật cao.
3.Cảm biến áp suất lốp xe gắn ngoài
Cảm biến áp suất lốp van ngoài là thiết bị có đầu cảm biến gắn phía bên ngoài van xe ô tô.
Ưu điểm:
- Thao tác lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng, không cần phải tháo lốp xe. Người sử dụng có thể tự lắp đặt ngay tại nhà.
- Có thể thay thế khi van cảm biến bị hỏng.
- Không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của xe.
Nhược điểm:
- Cần phải có dụng cụ mở van cảm biến chuyên nghiệp cho mỗi lần bơm xe ô tô.
- Van được lắp bên ngoài nên có thể xảy ra tình trạng bị mất trộm.
4.Nên mua cảm biến áp suất lốp xe gắn trong hay gắn ngoài
Cảm biến áp suất lốp xe gắn trong | Cảm biến áp suất lốp xe gắn ngoài | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm | Thao tác lắp đặt tương đối phức tạp, cần phải tháo lốp xe, cân bằng động. Nên khi lắp thì người sử dụng cần mang xe đến các trung tâm. |
|
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, mỗi loại cảm biến áp suất lốp lại mang đến những ưu điểm, nhược điểm riêng. Nên tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.